Quả mâm xôi là một loại quả mọng phổ biến với màu sắc phong phú và vị ngọt. Chúng là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt rất tốt cho sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe quả mâm xôi
Nếu bạn đang tìm kiếm những lợi ích của quả mâm xôi để bổ sung vào chế độ ăn uống thì dưới đây là những lý do bạn nên làm điều đó.
Cung cấp nhiều chất dinh dương cho sức khỏe
Một cốc quả mâm xôi cung cấp hơn 50% mục tiêu tối thiểu hàng ngày cho vitamin C, hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe của da và giúp sản xuất collagen. Quả mâm xôi cũng chứa mangan và vitamin K, cả hai đều có vai trò trong sức khỏe của xương. Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin E, vitamin B, magiê, đồng, sắt và kali.
Ít đường
Quả mâm xôi cũng là một trong những loại trái cây có lượng đường thấp nhất, chỉ 5 gram mỗi cốc tươi, so với khoảng 20 gram trong một quả táo vừa. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai đang có ý định ăn kiêng hoặc giảm đường vì hàm lượng đường trong máu cao.
Chúng giàu chất chống oxy hóa
Quả mâm xôi là siêu thực phẩm chống oxy hóa. Các hợp chất bảo vệ sức khỏe này có tác dụng làm giảm tỷ lệ thấp hơn đối với bệnh tim, ung thư, tiểu đường và béo phì. Chất chống oxy hóa mâm xôi cũng giúp giảm viêm, một tác nhân gây lão hóa sớm. Các chất bảo vệ tự nhiên trong quả mâm xôi cũng có liên quan đến việc sửa chữa DNA tốt hơn và ngăn chặn các enzyme gây đau khớp.
Chống ung thư
Chất chống oxy hóa mâm xôi và các hợp chất chống viêm có liên quan đến việc bảo vệ ung thư bằng cách giảm sự sinh sản của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các chất phytonutrients trong quả mâm xôi, chẳng hạn như ellagitannin, thực sự có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách báo hiệu apoptosis, hoặc kích thích tế bào tự chết theo chương trình.
[irp posts=”1438″ name=”Tôi nên ăn gì phòng chống ung thư tốt nhất”]Quả mâm xôi có nhiều chất xơ
Một tách quả mâm xôi chứa 8 gram chất xơ đáp ứng 1/3 nhu cầu lượng chất xơ tối thiểu hằng ngày đối với cơ thể. Hàm lượng chất xơ cao góp phần làm đầy, làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Đồng thời, giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển, tăng cường hệ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ăn nhiều quả mâm xôi sẽ làm giảm lượng insulin cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu. Trên thực tế, lượng đường trong máu thấp hơn ở những người đã sử dụng hai cốc quả mâm xôi đỏ mỗi ngày so với những người không ăn.
Cải thiện sức khỏe não
Stress là sự mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể. Stress có thể gây các bệnh về não như Alzhemer và Parkinson. Quả mâm xôi là thực phẩm hỗ trợ não hàng đầu vì chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn tình trạng stress. Các flavonoid trong các quả mọng như mâm xôi cũng được chứng minh là giúp cải thiện sự phối hợp, trí nhớ và tâm trạng.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của quả mâm xôi vẫn chưa được biết đến. Một số người dùng chất bổ sung được gọi là quả mâm xôi, có chứa chiết xuất hóa học từ quả mâm xôi và các loại cây khác. Các nhà sản xuất tuyên bố rằng những chất bổ sung này có thể giúp mọi người giảm cân hoặc ngăn ngừa rụng tóc .
Tuy nhiên, thiếu bằng chứng khoa học cho thấy ketone mâm xôi là an toàn hoặc hiệu quả cho những mục đích này. Một số sản phẩm này có chứa chất kích thích, có thể có tác dụng phụ đối với một số người.
- Antioxidants and cancer prevention [Fact sheet]. (2017).
cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/antioxidants-fact-sheet - Antioxidants: In depth. (2013).
nccih.nih.gov/health/antioxidants/introduction.htm - Appendix 7. Nutritional goals for age-sex groups based on dietary reference intakes and Dietary Guidelines recommendations.
health.gov/dietaryguidelines/2015/guidelines/appendix-7/ - Bradish, C. M., et al. (2012). Comparison of flavonoid composition of red raspberries (Rubus idaeus L.) grown in the southern United States [Abstract].
pubs.acs.org/doi/10.1021/jf203474e - EWG’s 2019 shopper’s guide to pesticides in produce. (2019).
ewg.org/foodnews/summary.php - God, J., et al. (2010). Red raspberries have antioxidant effects that play a minor role in the killing of stomach and colon cancer cells.
sciencedirect.com/science/article/pii/S0271531710002058?via%3Dihub - How potassium can help control high blood pressure. (2016).
heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/how-potassium-can-help-control-high-blood-pressure - McRae, M. P. (2018). Dietary fiber intake and type 2 diabetes mellitus: An umbrella review of meta-analyses.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5883628/ - Mozaffarieh, M., et al. (2003). The role of the carotenoids, lutein and zeaxanthin, in protecting against age-related macular degeneration: A review based on controversial evidence.
nutritionj.biomedcentral.com/articles/10.1186/1475-2891-2-20 - Olas, B. (2018). Berry phenolic antioxidants — implications for human health?
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5890122/ - Raspberries, raw. (2019).
fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/167755/nutrients - Rezende Freitas, H., et al. (2017). Fatty acids, antioxidants and physical activity in brain aging.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5707735/ - Teng, H., et al. (2017). Red raspberry and its anthocyanins: Bioactivity beyond antioxidant capacity.
sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0924224416305337 - Vitamin C: Fact sheet for consumers. (2019).
ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-Consumer/ - Whole grains, refined grains, and dietary fiber. (2016).
heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/nutrition-basics/whole-grains-refined-grains-and-dietary-fiber
*** Nội dung chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho các chẩn đoán, điều trị y tế của bác sĩ. Bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng sức khỏe, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.